Fri Dec 20
Tự nặn mụn, cô gái suýt hoại tử mặt
2024-08-14 HaiPress
Cô gái cho biết 7 ngày trước,thấy trên má nổi đám mụn kèm ngứa,đã tự lấy kim chọc,nặn mụn và đắp thuốc đông y hút mủ ở nhà.
Sau 4 ngày,tình trạng mụn không đỡ,xuất hiện sốt,nửa mặt sưng phù. Người bệnh tự mua thuốc kháng sinh,giảm đau,chống viêm uống,kèm đắp thuốc nam hút mủ nhưng mặt tiếp tục sưng,đau nhức mất ngủ.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành,Hội Da liễu Việt Nam,chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương áp xe vùng má,đang lan sang vùng trán,mắt.
Áp xe da thường có biểu hiện sưng,nóng,đỏ,đau,kích thước vùng da sưng thay đổi thường từ 1-3 cm,đôi khi có thể rất lớn. Nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách,có thể gây hoạt tử vùng da,ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Bác sĩ dẫn lưu mủ,sử dụng laser ánh sáng để giảm viêm,kết hợp thuốc bôi,đồng thời hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh vùng da tổn thương mỗi ngày.
Sau một tuần điều trị tích cực,mặt cô gái hiện hết mủ,sưng viêm,vùng da tổn thương đã phục hồi trở lại,tuy nhiên nguy cơ bị sẹo xấu.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bác sĩ Thành khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự nặn mụn,đặc biệt là vùng giữa mặt,mũi. Nếu tự nặn mụn không đúng giai đoạn,không đảm bảo vô trùng,nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng.
Để giảm bớt nguy cơ nổi nhọt,mọi người cần vệ sinh da sạch và thường xuyên. Khi các mụn sưng,gây phù nề vùng mô lân cận,cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh