Tue Jan 21
Ăn gì nhiều chất đạm tốt cho tim?
Tue Jan 21
Sơ cứu chảy máu mũi thế nào đúng cách?
Tue Jan 21
2024-10-17 HaiPress
Vợ chồng tôi 30 tuổi,lấy nhau được hơn hai năm,có con trai được hai tuổi. Tôi đang là viên chức,quản lý một đơn vị y tế xã. Vợ làm hợp đồng ở bệnh viện tỉnh trên thành phố. Chúng tôi chưa có nhà riêng,tôi ở chung nhà với bố mẹ,vợ đi làm ngay gần nhà ngoại nên ở lại với bố mẹ vợ đến cuối tuần mới về. Vì đi làm cách xa nhau và thời gian của tôi eo hẹp nên để con nhỏ ở gần mẹ và xin học mẫu giáo dưới thành phố luôn cho tiện đưa đón,chăm sóc.
Thu nhập của tôi mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng,vợ ít hơn,được khoảng 7 triệu đồng. Bố mẹ tôi có lương hưu,không nhiều,đủ để sinh hoạt. Ông bà không đòi hỏi con cái phải chia sẻ chi phí,trừ khi gia đình có việc thực sự cần. Tuy nhiên vì còn ở với bố mẹ nên tôi muốn làm tròn trách nhiệm trong khả năng,cố gắng chi tiêu tiết kiệm và dành ra được khoảng hơn một triệu đóng góp tiền điện sinh hoạt,đôi lúc phát sinh một số khoản khác.
Vợ tôi vốn khó tính,nhiều khi chi li quá mức nên tôi đã liệu trước và nói rõ từ đầu rằng mình sẽ lo tiền học hành,bỉm sữa,ốm đau cho con và hỗ trợ bố mẹ bên nội khoản tiền nhỏ cho sinh hoạt hàng tháng. Còn phần ăn uống và mua sắm quần áo,lặt vặt cho con,vợ lo. Về phần ăn uống,do phần lớn thời gian trong tuần sống cùng nhà ngoại nên bố mẹ vợ phụ vợ chồng tôi đưa đón và chăm bẵm con,vì vậy vợ tôi không phải chi tiêu gì mấy. Còn về tiền tiết kiệm lo cho tương lai,do thu nhập hạn chế nên tôi muốn tiết kiệm dần.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm tháng trước,khi thời tiết còn đang trong hè nắng nóng,tiền điện nhà tôi tăng lên,mỗi tháng trung bình khoảng gần 1,5 triệu đồng. Vợ tôi biết chuyện,nói rằng "dù gì cũng sống chung với nhau,anh nên bảo ông bà chia đôi tiền điện,chứ một mình anh gánh hết sao được,mỗi ngày anh ở cơ quan gần 12 tiếng,tối đến mới về nhà ngủ rồi sáng hôm sau lại đi,có hôm trực cơ quan còn chẳng về,tại sao phải gánh hết tiền điện". Tôi cố gắng giải thích để vợ hiểu rằng vì tôi đã đi làm có thu nhập và đang sống chung với bố mẹ. Vả lại bố mẹ nuôi tôi khôn lớn học hành để có được ngày hôm nay,nên chút tiền đó tôi lo được. Hơn nữa tôi cũng đảm bảo được phần tiền chi tiêu cho con. Tuy nhiên vợ không đồng ý và tỏ ra khó chịu.
Mỗi lần đi mua sắm,vợ luôn mặc cả đến mức ép giá từ những thứ nhỏ và rẻ nhất. Đôi khi cô ấy bắt tôi phải đi sang một khu chợ khác xa hơn vài cây số chỉ để mua món đồ rất nhỏ vì giá của nó rẻ hơn có 5 ngàn đồng so với khu chợ ngay gần nhà. Tôi chỉ ậm ừ đi ra khu chợ gần nhà mua sau đó quay về và nói dối để đỡ phải nghe phàn nàn. Có lần tôi mua vài chiếc bánh bao chỉ mấy chục ngàn của một chị cùng cơ quan gửi xuống nhà ngoại cho con. Vài ngày sau vợ gọi cho tôi hỏi giá từng loại bánh,sau đó đích thân nhắn tin hỏi chị đồng nghiệp của tôi xem là bao nhiêu tiền rồi mặc cả từ 50 ngàn xuống còn 40 ngàn. Tôi muối mặt không biết nói sao.
Tháng trước,nhà tôi được thông báo nằm trong quy hoạch của dự án đường cao tốc mới. Cả gia đình lo lắng về việc tái định cư và những việc phát sinh sau đó. Tôi kể chuyện với vợ,vợ nói một câu khiến tôi bất ngờ "Vậy là sẽ mất nhà. Em cũng mong nhà nước lấy sớm đi để khác người khác ở cho khỏi tốn tiền,không ở mấy mà tháng nào cũng phải đóng tiền chung (tiền điện và một số khoản khác)". Tôi quá bất bình. Việc đất đai,nhà cửa nằm trong quy hoạch phải giải phóng mặt bằng là điều chẳng ai mong muốn,nhất là khi hoàn cảnh và điều kiện gia đình đang còn khó khăn như lúc này,nhưng vợ tôi lại có thái độ như vui vẻ.
Đỉnh điểm nhất là tuần vừa rồi,vợ tôi đi họp phụ huynh cho con và truyền đạt lại các khoản thu đầu năm,số tiền không nhiều,chỉ khoảng hai triệu đồng. Tôi dặn vợ nộp trước,về tôi sẽ đưa tiền cho. Cô ấy nói không mang theo đủ tiền nên cần tôi chuyển khoản ngay. Tôi chuyển tiền nộp thẳng cho nhà trường. Ngày hôm sau,về nhà nói chuyện,tôi rất bất bình khi biết hôm đó vợ mang theo đủ tiền nhưng không nộp học cho con vì muốn để dành cho buổi chiều đi spa thẩm mỹ với đồng nghiệp. Tôi cố gắng nói cho vợ hiểu rằng điều kiện gia đình còn khó khăn nên hãy dành tiền ưu tiên chi tiêu cho những việc thiết yếu trước,nhưng vợ không muốn nghe và trách móc rằng tôi không cho cô ấy làm đẹp.
Sáng nay,vợ gọi điện bảo tôi chuyển khoản để mua thêm ít đồ cho con. Tôi chuyển tiền cho vợ,sau đó về nhà,tôi lại thêm một lần nữa bực mình khi thấy vợ ưu tiên mua mỹ phẩm đắt tiền,còn mua cho con những món đồ rẻ tiền và kém chất lượng nhất. Nói qua lại một hồi không đồng quan điểm,vợ chồng to tiếng với nhau. Tôi thật sự rất buồn. Sau đó vợ bỏ về nhà ngoại và nói không muốn về bên nội,trách tôi không lo được cho vợ con. Tôi đã đến nhà ngoại,chủ động nhẫn nhịn và chấp nhận xuống nước làm hòa,sau đó sẽ tìm cách nói chuyện,tác động dần dần để vợ hiểu ra. Nhưng cô ấy vẫn không chịu nghe,còn ra điều kiện là mỗi tháng tôi phải gửi cho vợ hai phần ba thu nhập để cô ấy gửi sổ tiết kiệm và chi tiêu cho con,còn phần thu nhập của cô ấy không được nhắc đến.
Tôi cố gắng bình tĩnh và nói cho vợ hiểu rằng tôi đi làm xa hơn cô ấy rất nhiều nên phát sinh chi phí mỗi tháng gấp 5-6 lần vợ,chưa kể vì tính chất công việc nhiều khi còn phát sinh các khoản chi tiêu xã giao,quan hệ. Vì vậy tôi mong vợ thông cảm,hiểu cho tôi để hai vợ chồng cùng cố gắng vun vén tương lai gia đình. Nhưng cái tôi nhận được chỉ là thái độ từ chối và trong lúc suy nghĩ thiếu tích cực,vợ xem xét đến việc ly hôn.
Tôi rất bất bình nhưng chưa lần nào cãi nhau mà không chủ động làm lành,thậm chí nhún nhường,vì tôi thương con,không muốn con phải sống trong cảnh bố mẹ cãi vã rồi đi đến ly biệt,ảnh hưởng xấu đến tương lai con sau này. Tôi không hiểu với điều kiện và hoàn cảnh đang như vậy mà vợ lại muốn ly hôn? Cô ấy nghĩ gì vậy? Có nghĩ sau khi ly hôn,cô ấy sẽ sống thế nào không? Rồi con chúng tôi sẽ ra sao? Hay là vì tôi đang sai ở đâu?
Trường Sơn