Wed Jan 22
6 cách giảm khô da
2024-11-11 HaiPress
Da tự nhiên sản sinh ra một loại dầu gọi là bã nhờn nhằm giữ ẩm cho da và bảo vệ các tế bào khỏi bị nhiễm trùng. Da không sản sinh hoặc bổ sung đủ dầu có thể bị khô,gây ngứa,bong tróc,sần sùi,trông xỉn màu hoặc thô ráp.
Ngoài các bệnh lý như chàm,nguyên nhân tiềm ẩn gây khô hoặc mất nước da mặt là thời tiết lạnh,không khí khô,tiếp xúc với hóa chất mạnh trong xà phòng hoặc các sản phẩm khác. Trong hầu hết trường hợp,mọi người có thể loại bỏ tình trạng da khô bằng các biện pháp khắc phục tại nhà và các phương pháp điều trị không kê đơn dưới đây.
Dưỡng ẩm hàng ngày
Kem dưỡng ẩm,thuốc mỡ và kem cải thiện chức năng hàng rào tự nhiên của da,thúc đẩy quá trình giữ nước,có thể làm dịu và cấp ẩm cho da khô.
Dưỡng ẩm qua đêm có thể mang lại hiệu quả tốt. Mọi người nên thoa kem dưỡng ẩm lên mặt trước khi đi ngủ và rửa sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ vào buổi sáng. Các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ,thân thiện với da mặt thường chứa các thành phần như axit hyaluronic,ceramide. Nên tránh các sản phẩm chứa cồn,hương liệu hoặc màu nhân tạo,dioxane. Nhiều sản phẩm tự nhiên cũng chứa dầu,có tác dụng dưỡng ẩm cho da như gel lô hội,dầu dừa,bơ hạt mỡ.
Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng
Xà bông có chứa hương liệu,chất tạo màu và các hóa chất khác có thể gây kích ứng và làm khô da. Mọi người nên lựa chọn chất tẩy rửa nhẹ,không có mùi thơm,tránh các sản phẩm chứa cồn,màu nhân tạo.
Tẩy tế bào chết
Da liên tục tạo ra các tế bào mới và loại bỏ các tế bào cũ. Khi các tế bào da chết bám trên bề mặt,mọi người có thể nhận thấy các mảng da khô và lỗ chân lông bị tắc. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các tế bào da thừa,có thể làm giảm các mảng da khô và cải thiện kết cấu tổng thể của da. Các phương pháp tẩy tế bào chết cơ học bao gồm dùng cọ rửa mặt,khăn mặt,kem tẩy tế bào chết...
Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp nhẹ nhàng hơn so với tẩy tế bào chết cơ học. Các chất tẩy tế bào chết hóa học bao gồm axit alpha-hydroxy (AHA) và axit beta-hydroxy (BHA). AHA hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da,trong khi BHA thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da để loại bỏ các tế bào chết khỏi lỗ chân lông. Cả AHA và BHA đều làm tăng quá trình tái tạo tế bào,giúp da mềm mại,dẻo dai.
Mọi người có thể sử dụng chất tẩy tế bào chết cơ học và hóa học riêng lẻ hoặc kết hợp. Cần lưu ý việc sử dụng quá nhiều các sản phẩm này có thể khiến da khô hơn. Người sử dụng chất tẩy tế bào chết lần đầu tiên nên thử trên một vùng nhỏ trên khuôn mặt và đợi vài ngày để xem da phản ứng như thế nào trước khi sử dụng tiếp ở vùng da lớn hơn.
Điều chỉnh thói quen tắm rửa
Nên sử dụng nước ấm khi tắm hoặc rửa mặt,vì nước nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Ngâm mình quá lâu trong nước cũng có thể làm mất đi bã nhờn trên da. Viện Da liễu Mỹ khuyến cáo nên tắm vòi sen và tắm bồn trong vòng 5-10 phút hoặc ít hơn để cải thiện làn da khô. Sau khi tắm hoặc rửa mặt,mọi người nên thoa ngay kem dưỡng ẩm để khóa ẩm.
Không nên tắm và ngâm mình trong bồn nước nóng quá 10 phút để tránh gây khô da. Ảnh: Thanh Vân
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Sử dụng liên tục máy điều hòa không khí và các thiết bị sưởi ấm trong nhà làm mất độ ẩm trong không khí và da. Người có da mặt khô nên hạn chế sử dụng các thiết bị này và bổ sung máy tạo độ ẩm để tăng thêm độ ẩm cho không khí trong nhà.
Thuốc
Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da cho những người mắc các bệnh về da hoặc người có làn da mất nước không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Loại thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô da. Thuốc thường chứa hydrocortisone,một loại steroid giúp giữ ẩm cho da.
Để ngăn ngừa da mặt khô,mọi người nên lưu ý rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ,bôi kem chống nắng mỗi ngày,uống nhiều nước. Cắt giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể,hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời,tránh nhuộm da nhân tạo,bỏ hút thuốc.
Nếu liên tục bị khô da dù đã thực hiện các biện pháp trên hoặc da quá khô,ảnh hưởng đến sinh hoạt,mọi người nên đến bác sĩ da liễu khám. Da khô quá mức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.
Anh Ngọc (Theo Medical News Today)
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - chăm sóc da tại đây để bác sĩ giải đáp