Wed Jan 22
Nhóm lãnh đạo tỉnh An Giang bị cáo buộc 'nâng đỡ' cát tặc như thế nào
2024-12-12 HaiPress
Ông Bình cùng nguyên Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang Nguyễn Bảo Trung và 7 người vừa bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng,kinh tế,buôn lậu (C03,Bộ Công an) đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ,quyền hạn trong khi thi hành công vụ,ngày 10/12.
Liên quan vụ án,cựu phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư; cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Việt Trí đối mặt cáo buộc Nhận hối lộ. Ông Lê Quang Bình,Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68,bị đề nghị truy tố 3 tội Đưa hối lộ,Vi phạm quy định về nghiên cứu,thăm dò,khai thác tài nguyên và Rửa tiền.
Trong 44 bị can có 24 người bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu,khai thác tài nguyên; 4 người về tội In,phát hành,mua bán trái phép hóa đơn,chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình khi đương chức. Ảnh: An Bình
Theo kết luận điều tra,Công ty Cổ phần đầu tư Trung Hậu 68 do ông Lê Quang Bình làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc,có 11 chi nhánh và văn phòng đại diện tại các địa phương. Tháng 4/2020,Trung Hậu 68 nộp hồ sơ đề nghị UBND tỉnh An Giang khảo sát,cấp phép cho khai thác cát tại mỏ Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân theo hình thức chỉ định không qua đấu giá. Mục đích để Trung Hậu 68 có nguồn cát cung cấp cho các công trình tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên.
Trước đề nghị này,ông Nguyễn Thanh Bình khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Việt Trí tạo điều kiện cho Trung Hậu 68 được khảo sát,thăm dò và cấp phép khai thác cát tại xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân.
Bị can Thư trước đó thay mặt UBND tỉnh ký quyết định đưa mỏ cát 99 ha tại khu vực xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân vào đấu giá quyền khai thác. Chỉ hai tháng sau,chính ông lại ký quyết định chấp thuận bổ sung khu vực này vào danh mục "không đấu giá quyền khai thác khoáng sản" để giao cho Trung Hậu 68.
Cơ quan điều tra cho rằng khi được lãnh đạo tỉnh "mở đường",ông Trí chỉ đạo Huỳnh Văn Thái,Trưởng phòng khoáng sản,nước và biến đổi khí hậu cùng nhân viên cung cấp trước thông tin,chủ trương của UBND tỉnh cho Trung Hậu 68. Nhóm cán bộ Sở này hướng dẫn các tiêu chí lựa chọn đơn vị cấp quyền thăm dò mỏ cát để tạo điều kiện cho Trung Hậu 68 trúng quyền khai thác.
Sau khi được cấp phép khai thác lần đầu với khối lượng 300.000 m3,Trung Hậu 68 lại đề nghị được nâng "công suất". Dù doanh nghiệp này không đủ điều kiện nhưng ông Bình vẫn chỉ đạo cấp dưới Thư,Trí cho làm thủ tục điều chỉnh giấy phép hai lần sau đó,lên 1,1 triệu m3.
Bị can Trần Anh Thư (trái) và Nguyễn Việt Trí lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an
Trung Hậu 68 không thuộc đối tượng áp dụng cơ chế nhưng ông Bình vẫn gửi văn bản báo cáo Thủ tướng xin áp dụng cơ chế cho doanh nghiệp để không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng được điều chỉnh giấy phép,nâng công suất mỏ cát,theo cáo buộc của C03.
Khi biết độ sâu đáy sông khu vực mỏ cát đã vượt mức cho phép,ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tăng công suất khai thác,ông Bình đã chủ động gặp lãnh đạo tỉnh để đặt vấn đề. Ông giải thích nguyên nhân làm vượt độ sâu do Công ty Văn Anh khai thác trái phép trong khu vực mỏ của Trung Hậu 68.
Theo kết luận điều tra,Chủ tịch Bình vẫn chỉ đạo cấp dưới "tạo mọi điều kiện" để doanh nghiệp tiếp tục được nâng công suất khai thác. Từ đây,cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉnh sửa tiêu chuẩn độ sâu đáy sông để dựng hồ sơ,giúp doanh nghiệp được điều chỉnh công suất khai thác.
Nhà chức trách xác định,việc ông Bình chỉ đạo cấp dưới giúp đỡ đã tạo điều kiện cho Trung Hậu 68 khai thác trái phép 3,7 triệu m3 cát,gây thiệt hại cho nhà nước gần 294 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra,ông Bình thừa nhận các cáo buộc rằng đã "can thiệp,chỉ đạo" cấp dưới tạo điều kiện cho doanh nghiệp trái quy định.
Xuyên suốt quá trình xin cấp phép,nâng công suất khai thác,ông Bình đã chi cho bị can Trí 3,1 tỷ đồng,Bình 300.000 USD,Thư 961 triệu đồng và Nguyễn Bảo Trung 550 triệu đồng.
Ông Lê Quang Bình,Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 (trái) và Võ Truyền Thống,Phó tổng giám đốc. Ảnh: Bộ Công an
Sau khi được UBND tỉnh An Giang cấp giấy phép khai thác khoáng sản,từ 2021 đến 2023,Trung Hậu 68 đã có 20 công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đăng ký phương tiện vào khai thác tại mỏ. Đơn vị sau đó được cấp phép 35 phương tiện song dùng 36 cái để khai thác.
Tính đến thời điểm bị phát giác,Trung Hậu 68 đã cung cấp 1,3 triệu m3 cát cho 4 dự án là công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ,tuyến nối quốc lộ 91 và Long Xuyên,dự án đường kênh Long Điền và dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam.
Ngoài cung cấp cát cho các dự án theo giấy phép,ông Bình còn bị cáo buộc tổ chức khai thác cát trái phép,bán cho khách lẻ ngoài dự án với tổng số 3,7 triệu m3,thu lời 294 tỷ đồng. Ông Bình cũng bán vị trí khai thác cát trong khu mỏ của Trung Hậu 68 cho các doanh nghiệp khác để họ khai thác,bán lẻ cho khách.
Ông chỉ đạo nhân viên nhận tiền mặt khi thanh toán mua bán cát. Việc nhận tiền không có biên nhận,không ghi chép lại. Do nhiều người đưa tiền cho ông Bình,trong thời gian dài nên đến nay không xác định được số tiền mặt đã nhận.
Ông Bình cũng mượn tài khoản ngân hàng của người khác để nhận tiền và chuyển tiền lòng vòng trước. Từ tháng 10/2022 đến 7/2023,bằng tài khoản của ba người,ông Bình đã nhận 170 tỷ đồng tiền thanh toán của khách lẻ.
Trong đó,ông Bình dùng 37 tỷ đồng để nhờ anh trai và cháu mua 6 bất động sản ở TP HCM,Long An,Tiền Giang. Dùng 9,1 tỷ đồng mua 8 ôtô hạng sang như Mercedes S450,G63,Lexus 570. Xe nào cũng chỉ trả một khoản tiền,còn lại thế chấp vay vốn để ngân hàng giải ngân.
Quá trình điều tra vụ án,C03 kiến nghị thời gian qua công tác quản lý nhà nước về khoáng sản vẫn có tình trạng buông lỏng,xuất hiện tình trạng móc nối giữa doanh nghiệp với các cá nhân được giao làm công tác quản lý. C03 kiến nghị tăng cường quản lý khoáng sản làm vật liệu xây dựng,chú ý tới tác động xấu về môi trường gây sạt lở,sụt lún; cần khuyến khích dùng các vật liệu khác như tro,xỉ thay thế cát tự nhiên.
Phạm Dự