Fri Dec 20
Tăng trưởng vùng Đông Nam Bộ thấp hơn bình quân cả nước
2024-08-10 HaiPress
Nội dung được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 4,sáng 10/8 với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh,thành: TP HCM,Đồng Nai,Bình Dương,Bà Rịa - Vũng Tàu,Bình Phước,Tây Ninh với diện tích hơn 23.560 km2,dân số hơn 18,7 triệu người (năm 2021). Đây là vùng có mức tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao nhất,thường xuyên duy trì mức đóng góp hơn 30% vào GDP của cả nước.
Hội đồng điều phối được lập vào tháng 7/2023,Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch,với mục đích liên kết,thúc đẩy kinh tế xã hội các địa phương trong vùng,thường 3 tháng họp một lần. Vùng đặt ra mục tiêu từ nay đến 2030 tăng trưởng GRDP bình quân mỗi năm 8-9%,cao hơn giai đoạn 2011-2022 từ 2,5-3,5%.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng 7 tháng đầu năm,tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ đạt 5,58%,thấp hơn mức bình quân chung cả nước (6,32%). Mức tăng trưởng của vùng chỉ cao hơn Tây Nguyên.
Trong 7 tháng đầu năm,Đông Nam Bộ là vùng có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động lớn nhất trong 6 vùng kinh tế với trên 58.200 doanh nghiệp,tăng 9,8% so cùng kỳ. Tuy nhiên,về các chỉ số đóng góp vào ngân sách nhà nước,giá trị xuất khẩu chỉ xếp thứ hai trong 6 vùng kinh tế.
Cụ thể,tổng thu ngân sách Đông Nam Bộ đạt hơn 391.000 nghìn tỷ đồng,chiếm trên 38% tổng thu ngân sách cả nước,xếp thứ hai,đứng đầu là Đồng bằng sông Hồng chiếm gần 43%.
Giá trị xuất khẩu toàn vùng đạt 59,2 tỷ USD,chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước và đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng với gần 35%.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng,vùng Đông Nam Bộ đang gặp một số khó khăn,vướng mắc,cụ thể như còn nhiều nhiệm vụ chưa được các bộ,địa phương hoàn thành theo tiến độ nhưng không nêu lý do hay đề xuất trình cấp có thẩm quyền lùi thời gian thực hiện.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị,sáng 10/8. Ảnh: Thanh Tùng
Hạ tầng giao thông liên kết vùng,liên kết đầu tư phát triển và khả năng kết nối kinh tế tỉnh thành vào chuỗi giá trị toàn cầu chưa cao; hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành cụm liên kết ngành; liên kết trong việc đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng,liên vùng... chưa đáp ứng yêu cầu.
Một số dự án quan trọng,liên kết vùng không đạt được tiến độ như kế hoạch. Đơn cử như dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai đến cuối tháng 7 tiếp tục "lỡ hẹn" hoàn thành bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ.
Thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trễ tiến độ vì vướng mặt bằng bên phía Đồng Nai,tháng 1/2024. Ảnh: Đăng Khoa
Dự án thu hồi đất,bồi thường,hỗ trợ,tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành thu hồi gần 99%,song còn khoảng 53,29 ha chưa giải phóng mặt bằng dứt điểm để lập hồ sơ xin giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần diện tích còn lại giai đoạn một.
Dự án vành đai 4 TP HCM đoạn qua Bình Dương dự kiến khởi công vào quý 3. Hiện UBND tỉnh đã phê duyệt hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng hai đợt,công tác thực hiện hồ sơ phê duyệt thiết kế ranh giới giải phóng mặt bằng đạt 67%. Tuy nhiên,do thị trường bất động sản gặp khó khăn nên việc đấu giá các khu đất sẽ khó khăn và mất thời gian hơn,dẫn đến địa phương chưa đủ nguồn lực thực hiện dự án.
Theo ông Dũng,Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo báo cáo rà soát,đề xuất cơ chế,chính sách đặc thù các vùng kinh tế - xã hội. Cơ quan này đang gửi lấy ý kiến các bộ ngành và các địa phương tuy nhiên Bộ Tài nguyên và Môi trường,tỉnh Bình Dương chưa có ý kiến.
Ngoài các nhóm cơ chế áp dụng chung cho các vùng trong nước,vùng Đông Nam Bộ đề xuất thêm một số cơ chế riêng biệt như nâng mức dư nợ vay ngân sách địa phương của các địa phương trong vùng; phát triển khu công nghiệp; tăng chỉ tiêu đất khu công nghiệp; chính sách về ngành,nghề ưu tiên.
Lê Tuyết