Tue Jan 21
Ăn gì nhiều chất đạm tốt cho tim?
Tue Jan 21
Sơ cứu chảy máu mũi thế nào đúng cách?
Tue Jan 21
2024-09-03 HaiPress
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC),tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến nay là 644. Quận Bình Tân,huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn ghi nhận số ca mắc cao.
Sau khi UBND TP HCM công bố dịch sởi chiều 27/8,ngành y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine từ 31/8 với 300.000 liều vaccine sởi - rubella (MR) mua từ nguồn ngân sách của thành phố. Xuyên suốt ba ngày nghỉ lễ,các trạm y tế đã tiêm hơn 12.600 trẻ.
Ngày 3/9,chiến dịch tiêm vaccine sởi tiếp tục diễn ra với 305 bàn tiêm tại 22 quận huyện,TP Thủ Đức và một bệnh viện tuyến thành phố,số lượng trẻ dự kiến là hơn 7.200.
Tiêm vaccine ngừa sởi cho trẻ tại trạm y tế ở quận 10. Ảnh: Trung tâm Y tế quận 10
Giới chức y tế nhận định một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi tăng cao là do gián đoạn vaccine tiêm chủng trước đó,khiến miễn dịch cộng đồng yếu đi. Thời gian qua,tỷ lệ bao phủ vaccine mũi một cho trẻ sinh năm 2023 trên toàn thành phố chỉ gần 91%,chưa quận huyện nào đạt 95% để tạo miễn dịch cộng đồng. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi thứ hai cho trẻ lớn hơn cũng chưa đạt mốc này.
Chiến dịch lần này tiêm bổ sung cho trẻ chưa tiêm đủ hai mũi hoặc không rõ tiền sử. Giai đoạn một dự kiến kéo dài một tháng,tiêm cho trẻ 1-5 tuổi,trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao 6-16 tuổi,nhân viên y tế,người làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh có nguy cơ tiếp xúc người mắc bệnh sởi hoặc chăm sóc trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao. Giai đoạn hai của chiến dịch diễn ra trong tháng 10,tiêm cho trẻ 6-10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định.
Lãnh đạo ngành y tế thành phố cho rằng trong bối cảnh số ca mắc liên tục tăng,dần chuyển sang nhóm trẻ lớn và trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao,việc triển khai chiến dịch tiêm chủng không chọn lọc là cần thiết,để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng,nhanh chóng bao phủ trên 95% để tạo miễn dịch cộng đồng,kịp thời kiểm soát dịch bệnh.
Trung bình một ca bệnh sởi lây cho 12-18 người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho,hắt hơi,tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Tiếp xúc với dịch tiết người bệnh trên đồ vật cũng có thể lây bệnh. Virus có thể tồn tại trong không gian khoảng hai giờ.
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt,viêm long đường hô hấp,viêm kết mạc và phát ban. Trẻ mắc bệnh được điều trị triệu chứng,đa phần tự khỏi. Tuy nhiên,một số nhóm như trẻ suy giảm miễn dịch,ung thư,bệnh mạn tính,tim bẩm sinh... nguy cơ diễn tiến nặng,có thể tử vong. Bệnh sởi cũng làm suy yếu sức đề kháng,khiến trẻ dễ mắc các bệnh khác.
Lê Phương