Wed Jan 22
Nỗi buồn của những ông bố Hàn Quốc
2024-09-18 HaiPress
"Sẽ rất ngượng ngùng",nam nhân viên văn phòng ở TP Busan nói. Trong cách xưng hô,anh gọi mẹ là eomma mang nghĩa thân thương,gần gũi còn gọi bố là abeoji - một đại từ rất trang trọng.
Sự khó xử khi đối xử với bố mà Oh Yoon-suk đang gặp là ví dụ cho vấn đề đang trở nên phổ biến ở thế hệ của anh.
Ở Hàn Quốc,người cha thường giữ vai trò tài chính trong khi nuôi dạy con cái là của người mẹ. Điều này tạo ra hình ảnh người bố quyền uy,hiếm khi ở nhà và không làm việc nhà. Ngược lại,người mẹ gắn bó với các con,phát triển mối quan hệ tình cảm hơn.
Tuy nhiên,xã hội Hàn hiện đại đang viết lại kịch bản về vai trò làm bố,đặc biệt khi tỷ lệ phụ nữ đi làm tăng lên. Đàn ông ngày càng được yêu cầu chia sẻ công việc gia đình,chăm sóc trẻ em. Sự chi phối của các giá trị phụ hệ đã giảm.
Dù sự thay đổi này được xem là tiến bộ tích cực nhưng trên thực tế,nó đặt ra thách thức cho các ông bố ở mọi lứa tuổi.
Những người đàn ông lớn tuổi quen với vai trò làm cha kiểu tách biệt gặp khó khăn trong việc thích nghi. Các ông bố trẻ tuổi mong muốn xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với con cái,thường không biết phải làm gì bởi họ được nuôi dạy theo cách khác.
Trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc,họ cũng bám sát các khuôn mẫu gia đình phụ hệ điển hình. Người bố được miêu tả khá nghiêm khắc,thậm chí đáng sợ. Sự hiện diện của họ tạo ra bầu không khí sợ hãi,cản trở sự giao tiếp cởi mở,thường ra lệnh cho con cái nên hoặc không nên làm gì.
Ảnh minh họa: Korea Herald
Ông Yoon,63 tuổi,ở tỉnh Gyeonggi,là hình mẫu người bố truyền thống. Ông nói mình lớn lên trong thời kỳ mà việc thể hiện cảm xúc sẽ bị xem là đàn ông yếu đuối. "Tôi nghĩ người bố tốt là người nghiêm khắc. Đó là cách tôi được nuôi dạy",ông nói. Tuy nhiên,người thuộc thế hệ Yoon đang hoài nghi hình mẫu của chính mình bởi nó khiến họ bị cô lập trong gia đình.
Ông Jang Young-ho,65 tuổi,nói con gái gọi điện cho mẹ mỗi cuối tuần nhưng không bao giờ gọi cho bố. Ông chỉ được nói chuyện ké với con trong cuộc gọi của vợ.
Min,60 tuổi,thì bày tỏ sự tiếc nuối. Ông không cảm thấy cô đơn nhưng ước mình dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Người đàn ông này cảm thấy nhẹ nhõm chu cấp cho gia đình nhưng khuyên các ông bố trẻ không nên đặt công việc lên trên tất cả.
Các chuyên gia xã hội học ở Hàn Quốc cho rằng sự thay đổi này có liên quan đến khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Người lao động ở thập niên 2000 bắt đầu chuyển đổi sang tuần làm việc 5 ngày.
"Đây là sự kiện lớn giúp các ông bố thoát khỏi văn hóa và lối sống làm việc quá sức",Lee Jae-in,giám đốc Viện chăm sóc trẻ em Hàn Quốc,nói. "Họ bắt đầu coi trọng thời gian cá nhân với gia đình".
Báo cáo tháng 2 của Viện Nghiên cứu Quản lý Tài chính tiêu đề Đấu tranh để cân bằng công việc và gia đình của người bố độ tuổi 30 đã cho thấy sự thay đổi đáng kể.
Khảo sát của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho thấy giai đoạn 2013-2023,số nam giới ưu tiên công việc hơn gia đình đã giảm từ 63,8% xuống còn 39,9%. Ngược lại,nhóm ưu tiên gia đình đã tăng từ 8,3% lên 16,5% và những ông bố trong độ tuổi 30 dẫn đầu xu hướng này.
Tuy nhiên,Choi Hyung-cheol,38 tuổi,làm việc trong ngành tài chính ở Seoul cho rằng các trở ngại thực tiễn của ông bố trẻ như anh vẫn tồn tại.
Phụ nữ ở công ty anh có thể nghỉ để chăm con ốm,từ chối giờ làm thêm nhưng nếu anh làm vậy,cơ hội thăng tiến sẽ bị hủy bỏ. "Kỳ vọng khác đối với nam giới trong trách nhiệm xã hội luôn khác",anh nói.
Năm 2016,Hàn Quốc chỉ có 8,7% tổng số người lao động nghỉ phép chăm sóc trẻ em là nam giới.
Nhà nghiên cứu chính sách Jeon Mi-young cũng thừa nhận những khó khăn trong việc đáp ứng vai trò mà xã hội Hàn Quốc mong đợi ở những ông bố trẻ.
Jeon cảnh báo rằng những yêu cầu ngày càng tăng đối với phụ huynh có thể khiến người trẻ ngần ngại về hôn nhân.
"Khi cả vợ và chồng đều được kỳ vọng cân bằng công việc,gia đình và chăm sóc con,người trẻ lại càng cảm thấy nặng nề",bà nói.
Ngọc Ngân (Theo Korea Herald)