Tue Jan 21
Ăn gì nhiều chất đạm tốt cho tim?
Tue Jan 21
Sơ cứu chảy máu mũi thế nào đúng cách?
Tue Jan 21
2025-01-14 HaiPress
Thạc sĩ,bác sĩ Nguyễn Hữu Hiếu,khoa Nhi,Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội,cho biết trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện,dễ bị tác động bởi nhiệt độ thấp. Điều này làm giảm khả năng sản xuất bạch cầu - yếu tố quan trọng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thiếu ánh nắng mặt trời và trẻ ít vận động ngoài trời cũng làm giảm khả năng tổng hợp vitamin D cần thiết cho hệ miễn dịch. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ dịp cuối năm.
Cảm lạnh,cúm
Hai bệnh lý này thường do virus gây ra. Trẻ có thể nhiễm virus khi dùng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh như cốc,dụng cụ ăn uống,khăn tắm hoặc tiếp xúc với giọt bắn chứa virus khi người bệnh ho.
Khi mắc bệnh,trẻ thường ngạt mũi,chảy nước mũi,sốt nhẹ,ho có đờm,cơ thể mệt mỏi. Trẻ mắc cúm có thêm dấu hiệu đau đầu,đau nhức cơ bắp,đau tức ngực kèm sốt cao,rét run,quấy khóc nhiều. Các triệu chứng biểu hiện từ từ trong khoảng 3-4 ngày,tự hết trong vòng 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Cúm,cảm lạnh đều có thể gây biến chứng viêm tai giữa,viêm xoang cấp,viêm họng liên cầu khuẩn,viêm thanh khí phế quản...
Viêm phế quản
Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là virus. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Các triệu chứng gồm sốt,sổ mũi hoặc nghẹt mũi,kèm theo khò khè,khó thở,ho khan hoặc ho đờm. Trẻ có thể bị đau ngực,mệt mỏi,đau cơ,nôn ói,biếng ăn...
Sởi
Sởi do virus sởi gây ra,lây lan qua đường hô hấp ngay cả khi người bệnh chưa có biểu hiện phát ban ra bên ngoài. Trẻ mắc bệnh sởi có thời gian ủ bệnh khoảng 7-21 ngày,sau đó có triệu chứng sốt trên 39 độ,ho,ngạt mũi,mắt đỏ,viêm long đường hô hấp trên,ho khan kéo dài. Bé bị nổi nhiều nốt ban đỏ từ đầu,mặt,cổ,lan xuống ngực,lưng,cánh tay,bụng,mông đùi và các chi.
Thủy đậu
Virus Varicella Zoster gây thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp. Trẻ cũng có thể bị lây bệnh nếu tiếp xúc với dịch tiết,chất lỏng từ mụn nước của người bệnh. Bệnh có thể lây cho người xung quanh chỉ trong 1-2 ngày trước khi người bệnh xuất hiện mụn nước và chỉ ngừng lây khi tất cả mụn nước đã đóng vảy.
Khi khởi phát,trẻ có thể có biểu hiện sốt,đau đầu,một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo trước. Sau 12-24 giờ,cơ thể trẻ xuất hiện nhiều nốt tròn nhỏ (còn gọi nốt rạ),tiến triển thành mụn nước,bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hoặc rải rác trên cơ thể.
Không khí khô,lạnh dịp cuối năm khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh hô hấp,truyền nhiễm. Ảnh minh họa: Hải Âu
Tay chân miệng
Tay chân miệng xảy ra do sự xâm nhập của virus Coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 (EV71) sống trong đường tiêu hóa. Bệnh này lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt,chất dịch từ các bọng nước,chất nôn,giọt bắn khi người bệnh ho,hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm bẩn. Trẻ có triệu chứng loét miệng,nổi nốt phỏng tay chân,sốt,đau họng khiến chán ăn,mệt mỏi.
Quai bị
Virus quai bị (Mumps virus) gây sưng,đau tuyến nước bọt mang tai. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi,tập trung ở nhóm 6-10 tuổi. Quai bị thường khởi phát với triệu chứng sốt,ăn ngủ kém,nhức tai,cảm giác ớn lạnh,sợ gió. Sau sốt 24-28 giờ,trẻ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc này bé sưng cả hai bên tai,ít khi sưng một bên; đau hàm khi há miệng,nhai,nuốt,họng viêm đỏ,sưng hạch góc hàm.
Bệnh có thể tự khỏi trong 1-2 tuần,đôi khi có thể gây ra biến chứng viêm tinh hoàn,viêm vú,viêm vòi trứng. Các biến chứng ít gặp có thể là mất thính giác,điếc,viêm tụy,viêm não,viêm màng não,tổn thương gan,thận,cơ tim.
Tiêu chảy
Ngoài nguyên nhân do virus,vi khuẩn,ký sinh trùng,tiêu chảy còn có thể xuất hiện khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt,dị ứng,ngộ độc thực phẩm. Trẻ bị tiêu chảy thường có những cơn đau bụng quặn thắt,đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Tình trạng này có thể kéo dài 3-5 ngày. Bé còn gặp phải một số triệu chứng khác như sốt,buồn nôn,nôn,biếng ăn,sụt cân,mất nước. Theo bác sĩ Hiếu,trẻ còn có thể gặp nhiều tình trạng bệnh khác như viêm da dị ứng do thời tiết,viêm mũi xoang dị ứng do phấn hoa mùa xuân...
Để phòng nguy cơ mắc bệnh,bác sĩ Hiếu khuyến cáo phụ huynh chủ động theo dõi,chăm sóc trẻ phù hợp. Bé nên uống nhiều nước ấm,bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết (tinh bột,vitamin và khoáng chất,đạm,chất xơ). Chọn thực phẩm cần tươi sống,nguồn gốc rõ ràng,chế biến kỹ,hợp vệ sinh. Hạn chế cho bé ăn bánh kẹo,nước ngọt,mứt,thực phẩm chế biến sẵn,đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
Giữ ấm cơ thể trẻ,giữ gìn vệ sinh cá nhân,đồ chơi. Thường xuyên vệ sinh mũi họng,cho trẻ rửa tay bằng xà phòng,nước sạch hoặc dung dịch nước sát khuẩn chuyên dụng. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm. Hạn chế đưa bé đến nơi đông người nếu không cần thiết hoặc tiếp xúc với người có biểu hiện ốm. Gia đình giữ nhà cửa thông thoáng,sạch sẽ. Duy trì lịch sinh hoạt của bé đúng giờ,đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch. Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất hợp thể trạng,tiêm phòng vaccine đầy đủ,đúng lịch.
Nếu trẻ có các biểu hiện mệt,li bì,ho nặng tiếng,phát ban,khò khè,chảy dịch tai,đau bụng,tiêu chảy kéo dài...,phụ huynh nên đưa con đi khám. Không tự ý cho trẻ uống thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ,tránh biến chứng nguy hiểm.
Trịnh Mai
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp