Tue Jan 21
Ăn gì nhiều chất đạm tốt cho tim?
Tue Jan 21
Sơ cứu chảy máu mũi thế nào đúng cách?
Tue Jan 21
2025-01-20 HaiPress
"Vào thời kỳ Liên Xô,Ukraine đã sản xuất được tất cả thiết bị điều khiển cho hệ thống phòng không. Điều này nghĩa là chúng ta đủ khả năng tự chế tạo tổ hợp phòng không nội địa và đang nỗ lực làm việc đó",tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm 19/1,thêm rằng mục tiêu của Kiev là sản xuất vũ khí mạnh tương đương dòng Patriot.
Tướng Syrsky cho biết mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga là động lực lớn thúc đẩy Ukraine quyết định chế tạo vũ khí phòng không nội địa. Ông nhấn mạnh rất ít lá chắn tên lửa trên thế giới hiện nay có khả năng đánh chặn Oreshnik và thừa nhận Ukraine chưa sở hữu vũ khí nào như vậy.
Tướng Syrsky trong chuyến thăm lữ đoàn tham chiến tại tỉnh Sumy tháng 10/2024. Ảnh: AFP
"Điều này khiến chúng tôi tích cực đàm phán với các đồng minh để có thể tiếp nhận những hệ thống có khả năng trên,cũng như tự sản xuất loại tên lửa hiện đại có thể chặn đứng các vũ khí của Nga",ông cho hay.
Tướng Syrsky tuyên bố quá trình chế tạo hệ thống phòng không nội địa của Ukraine đã bắt đầu. "Hy vọng chúng tôi sẽ sớm đạt kết quả mong muốn",ông cho hay,song không tiết lộ thêm thông tin về tổ hợp.
Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu vượt âm Oreshnik được Nga lần đầu sử dụng trong cuộc tập kích thành phố Dnipro,miền trung Ukraine,ngày 21/11/2024. Động thái nhằm đáp trả vụ Ukraine phóng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow do phương Tây cung cấp nhằm vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Giới chức Nga tuyên bố Oreshnik đạt tốc độ gấp hơn 10 lần âm thanh,tương đương gần 11.000 km/h. Ngoài tốc độ cao,quả đạn còn ứng dụng công nghệ phương tiện hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV),cho phép mỗi tên lửa mang tới 36 đầu đạn.
Một số chuyên gia phương Tây nhận định các hệ thống phòng không THAAD,Aegis của Mỹ và Arrow 3 Israel có thể đối phó tên lửa Oreshnik. Dù vậy,công nghệ MIRV khiến nỗ lực bắn hạ toàn bộ đầu đạn tốn rất nhiều chi phí,chưa kể khả năng Nga phóng nhiều tên lửa Oreshnik cùng lúc để làm quá tải lưới phòng thủ đối phương.
Khoảnh khắc 'đầu đạn ICBM Nga' lao xuống thành phố Ukraine
Khoảnh khắc đầu đạn tên lửa Oreshnik lao xuống Dnipro tháng 11/2024. Video:X/Gerashchenko_en
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định không hệ thống phòng không nào của phương Tây có thể chặn được tên lửa Oreshnik. Ông từng thách thức Mỹ,đồng minh và Ukraine tập hợp toàn bộ lưới phòng không vào một khu vực ở thủ đô Kiev và thử tìm cách chặn tên lửa Oreshnik đang lao tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết nước này đang tích cực đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng nội địa,đặt mục tiêu chi 35 tỷ USD cho hoạt động sản xuất vũ khí trong năm 2025. Chính phủ Ukraine dự định cung cấp 17 tỷ USD,phần còn lại có thể do các đồng minh phương Tây tài trợ.
Phạm Giang (Theo TSN,Kyiv Independent,Ukrinform)